Tất Tần Tật Các Vấn Đề Về Thiết Bị Đo Ph Mà Bạn Cần Phải Biết

Có thể bạn đã biết, thiết bị đo độ pH là dòng máy được ứng dụng khá rộng rãi trong đó nổi bật nhất là ngành nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Loại máy này được thiết kế khá tối ưu, nhỏ gọn dạng cầm tay hoặc để bàn. Và đây cũng là một trong số các thiết bị cực kì nhạy cảm đòi hỏi cách sử dụng, cách bảo quản cực kì cẩn thận.

Tất Tần Tật Các Vấn Đề Về Thiết Bị Đo Ph Mà Bạn Cần Phải Biết


Sử dụng đúng phương pháp, bảo quản đúng cách sẽ mang lại kết quả cực kì cao và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.

Và nếu bạn chưa hiểu rõ về dòng máy này thì hãy cùng tham khảo bài viết “Tất Tần Tật Các Vấn Đề Về Thiết Bị Đo Ph Mà Bạn Cần Phải Biết” để xem chúng ta có đang làm đúng hay không nhé!

Tất Tần Tật Các Vấn Đề Về Thiết Bị Đo Ph Mà Bạn Cần Phải Biết

Trước tiên chúng ta cần phải hiểu chỉ số pH những dòng máy đo pH cơ bản hiện nay là gì và xem bạn đang sở hữu loại nào nhé. Hoặc nếu bạn đang có nhu cầu lựa chọn máy đo ph thì xem xem chúng ta nên chọn dòng máy nào nhé!

>>> Xem thêm: Điểm Đặc Biệt Của Máy Đo Ph Để Bàn Horiba F-72g

1. Chỉ số pH và dòng thiết bị đo pH chính hiện nay

pH là một chỉ số cho chúng ta biết mẫu đo đó mang tính axit hoặc bazo hay là trung tính. Dựa vào chỉ số pH này mà chúng ta sẽ có những cách cải thiện lại chỉ số để đảm bảo phù hợp với điều kiện sống của động thực vật.

Hiện tại, thiết bị đo độ pH có 3 loại chính đó là bút đo, cầm tay và để bàn.



- Bút đo pH: khá nhỏ gọn giống như 1 chiếc bút đo thực sự vừa tay cầm và thuận tiện cho người dùng trong việc đo pH của nước, đất…Tuy nhiên về chức năng thì gần như nó chỉ đảm nhiệm duy nhất 1 chức năng đó là đo ph đất, nước hoặc thực phẩm như sữa, phô mai, shushi…

- Máy đo ph cầm tay: dòng cầm tay thì nó có kích thước to hơn so với bút đo ph một chút nhưng thao tác thực hiện thì vẫn dễ dàng, không cồng kềnh. Về chức năng thì có sự cải tiến hơn đa dạng hơn nhưng vẫn có những giới hạn nhất định.

- Máy đo ph để bàn: Điểm yếu của 2 dòng máy trên là điểm mạnh của dòng máy để bàn này, nó sở hữu chức năng đa dạng và các phép đo cũng đạt độ chuẩn xác cực kì cao. Tuy nhiên giá thành của máy lại tương đối cao và thường hay ứng dụng trong các trung tâm nghiên cứu.

2. Sử dụng thiết bị đo pH đạt hiệu quả cao

Việc dùng thiết bị đo pH để đạt hiệu quả cao có thực sự đơn giản? Nếu dòng máy chúng ta mới mua về thì có thể không cần hiệu chuẩn mà có thể sử dụng luôn. Nhưng nếu thiết bị đã sử dụng nhiều lần hoặc lâu rồi chưa sử dụng thì cần phải hiệu chuẩn lại máy.

Hiệu chuẩn máy đo độ pH để kết quả đo được chính xác nhất


Chuẩn bị 2 dung dịch đệm là pH 7 và pH X:

- Dung dịch đo được pH < 7 thì chọn pH X là pH 4

- Dung dịch đo được pH >7 thì pH X là pH 10

Cách hiệu chuẩn lại máy đo độ pH:

Bước 1: Rửa điện cực với nước cất, chuẩn bị dung dịch hiệu chuẩn và đảm bảo dung dịch chuẩn ở nhiệt độ phù hợp.

Bước 2: Tiến hành cho điện cực vào trong cốc chứa dung dịch pH 7, chờ máy nhận bộ đệm pH 7. Sau khi nhận bộ đệm xong tiến hành rửa điện cực bằng nước cất.

Bước 3: Nhúng điện cực vào dung dịch (pH 4 hay pH 10 và chờ máy nhận bộ đệm tương ứng 4.00 hoặc 10.00. Sau khi xong tiến hành vệ sinh điện cực.  

Bước 4: Sau khi hiệu chuẩn xong có thể tiến hành các phép đo cho mẫu.

3. Bảo quản máy đo độ ph như thế nào

Hai bộ phận quan trọng nhất của thiết bị đo độ pH đó chính là máy đo và đầu dò:

- Về đầu dò sau khi sử dụng phải vệ sinh sạch sẽ và ngâm trong nước bảo quản riêng biệt.

- Với thiết bị đo pH cần phải kiểm tra và tắt máy, đảm bảo để nơi khô ráo, thoáng mát tránh tầm tay trẻ em.

Khi sử dụng máy đo đo và điện cực pH cần lưu ý điều gì

Khi sử dụng máy đo đo và điện cực pH cần lưu ý:

- Đối với điện cực, không được cầm đầu điện cực, khi vệ sinh không dùng vật thô ráp để cọ.

- Khi di chuyển máy qua môi trường khác cần phải chờ cho máy ổn định nhiệt độ với môi trường đó.

- Khi với máy đo pH nước thì không dùng đo dung dịch khác nữa.

- Điện cực pH phải được ngâm trong dung dịch chuyên biệt KCl 3 mol

- Không tái sử dụng dung dịch hiệu chuẩn sau khi đã sử dụng.

Việc sử dụng các dòng thiết bị đo pH này cũng không có sự khác biệt nhiều và chỉ cần nhớ hiệu chuẩn định kì để kết quả đo đảm bảo chính xác nhất.

Với các thông tin mà chúng tôi cung cấp hi vọng bạn có thể nắm bắt và hiểu rõ hơn về cách sử dụng cũng như lựa được cho mình dòng sản phẩm phù hợp nhất.

Bài đăng Cũ hơn
«
Bài đăng Mới hơn
»

2 nhận xét:

  1. Dựa vào chỉ số pH này mà chúng ta sẽ có những cách cải thiện lại chỉ số để đảm bảo phù hợp với điều kiện sống của động thực vật.máy đo độ ph

    Trả lờiXóa
  2. - Khi di chuyển máy qua môi trường khác cần phải chờ cho máy ổn định nhiệt độ với môi trường đó.

    may tach hat ngo

    Trả lờiXóa