Hiển thị các bài đăng có nhãn may phat dien. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn may phat dien. Hiển thị tất cả bài đăng

Máy phát điện vẫn chạy nhưng không có điện áp ra?

Máy phát điện là một trong số các thiết bị cực kì hữu ích sử dụng để cung cấp điện cho các thiết bị khác nhau. Trong quá trình sử dụng chắc chắn máy cũng sẽ gặp những sự cố nhất định ví dụ điển hình là không có điện áp ra? Vậy giải quyết như thế nào để có thể khắc phục được vấn đề này. 

Trước khi đưa ra cách xử lý việc không có điện áp ra thì có chúng ta cần phải hiểu được qua nguyên lý làm việc của thiết bị trước. Vậy máy phát điện hoạt động theo nguyên lý như thế nào?

Máy phát điện vẫn chạy nhưng không có điện áp ra?


Nguyên lý hoạt động của máy phát điện?

Máy phát điện hoạt động bằng cách di chuyển dây dẫn điện thông qua từ trường, nếu không có nam châm thì nó không thể tạo ra điện năng. Từ trường tạo ra như thế nào? Tạo ra bằng cách lấy một điện áp đầu ra của máy phát điện và chuyển nó thành điện một chiều rồi đưa vào cuộn dây để tạo ra nam châm điện. 

Ngày nay, mức độ tự động hóa của máy phát điện ngày càng cao, mạch điều khiển cũng phức tạp hơn nên có thể xảy ra lỗi khi tổ máy phát điện làm việc làm ảnh hưởng tực tiếp tới hoạt động cấp điện bình thường của tổ máy. 

Vì vậy mà trong quá trình hoạt động bình thường ngoại trừ việc theo dõi và phân tích dữ liệu thì phải xem thông số của máy có nằm trong phạm vi bình thường hay không. 

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện


Tại sao không có điện áp ra trong khi máy vẫn chạy?

1. Từ tính dư bị biến mất hoặc quá yếu

Khi máy phát điện chạy quá lâu có thể khiến từ tính dư, tuy nhiên đối với máy phát điện mới thì từ tính dư có thể bị mất do vận chuyển đường dài khiến điện áp dư của máy phát điện bị biến mất hay suy yếu. Và từ tính dư mất thì đồng nghĩa với việc điện áp ra là không có.

Đối với trường hợp này thì máy thường sử dụng acquy dự phòng để cung cấp điện trong thời gian ngắn cho đầu ra của dây quấn kích từ.

Kiểm tra từ tính dư và mạch kích thích của máy phát điện


2. Lỗi mạch kích thích

Đảo cực của dây quấn kích từ, sau khi nhiễm điện, từ trường co dòng điện trong cuộc dây sẽ đối kháng với từ tính dư khiến từ trường biến mất. Khi đo điện trở DC của cuộn dây kích từ hay kiểm tra bộ điều chỉnh điện áp AVR không chú ý tới cực tính cũng sẽ làm mất phần dư của lõi. 

Giải pháp cho trường hợp này đó là sửa lại còn nếu bạn không có chuyên môn cao, phức tạp quá có thể gọi dịch vụ sửa tại nhà.


Đọc thêm »